Featured Posts
-
Thuốc diệt Mối MAP SEDAN 48EC
* Map Sedan 48 EC là thuốc diệt côn trùng gốc lân hữu cơ, thuộc nhóm có tác dụng tiếp xúc. * Map Sedan 48 EC dùng để trừ mối gây hại trong các công trình xây dựng như: nhà cửa, văn phòng, thư viện, kho tàng, đền chùa…
-
Phòng mối cho các công trình mới xây dựng:
Vấn đề phòng mối triệt để cho các công trình đã xây dựng thường là khó khăn và tốn kém. Vì vậy tuỳ theo mục đích sử dụng của công trình, tuỳ theo giá trị đặc biệt nào đó của công trình…có thể vận dụng hai giải pháp:
-
Mối Lính trắng
Đây là một đoạn video trong một loạt các video mối từ nhà phân phối HomeGuard. Khác nữa.
-
Tìm thấy một loại mối cổ
Một trăm triệu năm trước, một con mối bị thương và hở phần bụng của nó ra. Nhựa thông dần dần bao bọc cơ thể và toàn bộ ruột con mối.
-
Mối tấn công cả Hoàng thành Hà Nội
Theo ông Vương, ở Việt Nam, 100% các công trình đê đập, kiến trúc xây dựng đều bị mối xông! Cũng vì vậy mà thời xưa, mỗi khi vỡ đê, các cụ nhà ta lại tưởng tượng ra những truyền thuyết ly kỳ, rùng rợn về “thần mối", "yêu quái hình mối”.
Tầm quan trọng của việc phòng trừ Mối,Mọt.
Việt Nam là nước nằm trong vùng nhiệt đới, nóng và ẩm là môi trường thích hợp cho côn trùng phát triển, đặc biệt là loại mối, mọt hoạt động gần như quanh năm gây hại nghiêm trọng đối với các công trình đã xây dựng.
Mối là một loại côn trùng xã hội, sống thành từng tập đoàn với số lợng hàng trăm vạn cá thể. Do mối có khả năng đục xuyên vữa tường nhờ chất axit có trong miệng tác dụng với gốc Bazơ có trong vôi cùng với khả năng hoạt động ngày đêm không ngừng nghỉ và khả năng sinh sản rất lớn (một mối chúa có thể đẻ trên 36.000trứng/ngày). Mối thật sự đã trở thành mối đe dọa lớn đối với các công trình kiến trúc của con ngời ở trên mặt đất. Đặc biệt là các công trình có sử dụng nhiều các đồ dùng vật dụng bằng gỗ như: khuôn cửa, tủ đựng hồ sơ, tài liệu...
Mối có rất nhiều loài, mỗi loại có một đặc tính khác nhau, đối với các công trình, nhà cửa, kho tàng, văn phòng. Ta thờng gặp giống mối Coptomes ceylonicus chúng đặc biệt nguy hiểm với công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, đặc tính phá hoại lớn, tồn tại phổ biến và chúng có đặc tính di chuyển rộng trong khu vực tổ từ phòng này sang phòng khác, từ tầng này sang tầng khác. Do đó, chúng là loại mối rất nguy hiểm cho các trang thiết bị và công trình xây dựng. Các vật liệu gỗ, là thức ăn ngon của chúng. Khi tấn công vào công trình xây dựng, chúng phá hoại các đường dây điện gây ra hiện tượng chập điện rất nguy hiểm.
Loài mối Odontotermes
Loài mối Odontotermes là loài mối thường xuất hiện ở các khu vực đồi núi trung du, đê đập, kè bối chúng không nguy hiểm như Coptomes ceylonicus, nhưng chúng chúng có thể phát triển thành tổ lớn làm ảnh hưởng đến kết cấu địa chất và phá hoại công trình thuỷ lợi.
Việc phòng mối là một qui phạm bắt buộc trong các hạ tầng công trình xây dựng.
Trước đây, do không hiểu hết tác hại do mối gây ra nên nhiều công trình xây dựng không xử lý mối ngay từ hạ tầng nền móng. Vì vậy, rất nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã bị mối tấn công và gây hại nghiêm trọng.
Từ thực trạng đó, năm 1998, Bộ xây dựng đã ban hành Tiêu chuẩn xây dựng 204-Phòng chống mối cho các công trình bắt đầu xây dựng mới. Theo tiêu chuẩn này, các công trình xây dựng có niên hạn sử dụng từ 50 năm trở lên bắt buộc phải phòng chống mối ngay từ khi mới bắt đầu xây dựng. Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã ban hành Quyết Định 221 ngày 31/12/1998 và văn bản số 120/BNN-XD ngày 14 tháng 01 năm 2008 về định mức điều tra, khảo sát và xử lý mối.
Đây là giải pháp cần thiết đối với các công trình quan trọng, nhằm tăng tuổi thọ công trình, bảo quản tài sản trang thiết bị, của công trình.
Phòng mối cho các công trình xây dựng,công trình văn hoá lịch sử.
1. Phòng mối cho các công trình mới xây dựng:
Vấn đề phòng mối triệt để cho các công trình đã xây dựng thường là khó khăn và tốn kém. Vì vậy tuỳ theo mục đích sử dụng của công trình, tuỳ theo giá trị đặc biệt nào đó của công trình…có thể vận dụng hai giải pháp:
- Phòng mối cục bộ.
- Phòng mối toàn diện.
a.Phòng mối cục bộ:
Phòng mối cục bộ với nội dung đề phòng mối cánh hàng năm bay thành đàn và xâm nhập vào các điểm như mạch phòng lún, chân khuôn cửa ở tầng dưới cùng, chân khuôn cửa các nhà vệ sinh; kê xếp hàng hoá, vật tư...
b.Phòng mối toàn diện:
Đối với những công trình quan trọng cần thiết phải áp dụng biện pháp phòng mối toàn diện.
Phòng mối toàn diện ngoài biện pháp xử lý mạch phòng lún, chân khuôn cửa giống như biện pháp phòng mối cục bộ, phải xử lý thêm hai khâu:
+ Tạo một hàng rào hoá chất xung quanh công trình và xử lý chân tường để phòng mối từ công trình lân cận di chuyển vào hoặc là từ các gốc cây cổ thụ gần nhà có bọng mối v.v…
Đối với những công trình biệt lập xung quanh sát tường phía ngoài của công trình, đào một hào: sâu 80cm, rộng 40cm, đất đào lên được trộn thuốc phòng mối sau đó lấp lại và nền kĩ.
+ Chân tường: Chân tường xử lý theo phương pháp mao dẫn. Tường có khả năng tự hút nước, lợi dụng khả năng này, có thể đưa một lượng thuốc cần thiết vào tường mà không cần khoan.
2. Phòng trừ mối bảo vệ các công trình văn hoá lịch sử:
Các công trình di tích văn hoá lịch sử như đình chùa lăng tẩm, các tượng đài, cổ vật bằng gỗ…, các công trình này có những đặc điểm sau:
- Thời gian kiến trúc đã trải qua hàng trăm năm.
- Xung quanh vị trí xây dựng thường có hồ ao, cây cổ thụ.
- Công trình thường kín, tĩnh mịch, ít thông gió.
Từ những đặc điểm trên, các đình chùa lăng tẩm thường xuất hiện nhiều chủng loại mối. Gỗ trong các đình chùa năng tẩm thường là các loại gỗ tốt như lim, đinh, táu…song vẫn bị hư hỏng nặng.
Hiện tượng rỗng ruột được gọi là cột gỗ bị “tiêu tâm”. Quá trình cột gỗ lim bị tiêu tâm diễn ra như thế nào, từ trước đến nay chưa được nghiên cứu, lý giải và đề ra biện pháp khắc phục. Quan sát trong một ngôi đình, các thanh gỗ quá giang, xà… nếu không dính gỗ giác thì vẫn còn nguyên vẹn, còn một số cây cột lại bị rỗng như một chiếc ống đến mức không còn khả năng chịu lực.
Cột gỗ lim có một tâm, đường kính chỉ khoảng 8 – 10mm. Phần gỗ này mềm, xốp, mối có thể đục được dễ dàng. Cột lim được đặt trên đá tảng và gỗ không hoàn toàn thật khít, vẫn còn khe hở mà mối chui lọt được. Một khả năng nữa là chân cột được đặt trên mặt đá tảng, sau nhiều năm, mặt gỗ tiếp xúc với đá tảng. Mặt đá qua sự biến đổi của thời tiết thường đổ “mồ hôi” gỗ ẩm bị mối phân giải một phần.
Mối đắp đất vượt qua đá tảng thoạt đầu mối đục phần tâm gỗ đã bị nấm phân giải một phần. Khi mối đục hết phần tâm gỗ thì dừng lại vì gặp phần gỗ cứng chúng tìm nguồn thức ăn khác.
Đặc điểm của các loài mối gỗ ẩm và mối đất là khi chúng đi tới đâu là đắp đường mui đến đó - đồng thời mang theo độ ẩm cao. Trong điều kiện môi trường kín, độ ẩm giữ được lâu lại tạo điều kiện cho nấm phân giải một thành phần của gỗ như lích-nhin làm cho gỗ mềm, mối gặm phần xenlulô còn lại.
Sự “ hỗ trợ lẫn nhau” giữa mối và nấm lặp đi lặp lại hàng trăm năm cột gỗ lim đã trở thành một ống rỗng.
Từ các đặc điểm trên, quy trình chống mối cho các công trình văn hoá lịch sử gồm:
- Phát hiện tất cả các loại mối đang hoạt động bao gồm:
+ Mối gỗ khô
+ Mối nhà
+ Các loại mối đất khác.
Sử dụng các giải pháp kỹ thuật diệt các loại Mối như đã trình bày ở phần diệt Mối cho các công trình đã xây dựng.. Vận dụng thêm các biện pháp phòng toàn diện:
+ Tạo hàng rào hóa chất xung quanh công trình.
+ Đối với các chân cột, các cột đã có hiện tượng rỗng, xử lý thuốc có tác dụng tổng hợp vừa chống nấm vào ruột cột.
+ Đối với các tượng đài bằng gỗ, nếu có hiện tượng mối, mọt, dùng ống tiêm, tiêm các loại thuốc phòng trừ mối vào những vị trí cần thiết.
+ Đối với phần nền công trình, nếu có các tổ mối đất làm lún, thì bơm dung dịch thuốc phòng trừ mối vào các vị trí tổ mối, san lấp và lát lại.
Phòng chống mối mọt công trình nhà ở
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, TIÊU DIỆT:
Thay đổi cơ học của khu vực bị nhiễm Mối: liên quan đến việc thay đổi cấu trúc nhà cửa sao cho có sự ngăn cách để mối không thể tấn công vào nhà. Hoặc loại bỏ tất cả điều kiện mà có thể hấp dẫn mối tấn công…
Xử lý đất: bao gồm việc áp dụng bơm hóa chất xuống nền đất và chu vi xung quanh tòa nhà để tạo một barie hóa chất kín. Lớp barie liên kết này cần phải được thiết lập bên trong hoặc phía ngoài của nền móng.
Xử lý nền: áp dụng hóa chất xuống phần móng, tạo ra một lớp hóa chất ngăn chặn đối với Mối. Lưu ý phải áp dụng thuốc mối vào tất cả các khe, kẽ nứt của chân tường hay chân móng, vì những kẽ này có thể thông với nền đất bên ngoài.
Xử lý gỗ: là việc áp dụng hóa chất trực tiếp lên gỗ để diệt những con mối đang hoạt động và tạo ra một hàng rào ngăn cản sự tấn công của Mối.
Thuốc diệt Mối LENFOS 50 EC
Thuốc trừ mối cho công trình xây dựng. Lenfos 50 EC là thuốc diệt mối có tác dụng tiếp xúc và vị độc.
Thành phần: Chlorpyrifos Ethyl ……………………. 500 g/lít
Cách dùng:
* Công t rình trước khi xây dựng: Tưới ướt đều với liều lượng 5 lít dung dịch thuốc cho mỗi mét vuông khu vực đổ móng, mặt nền trước khi đổ hoặc lót sàn.
* Nhà cửa, đê điều, công trình có sẵn: Khoan lỗ cách nhau khoảng 50 cm, và bơm khoảng 3 lít dung dịch thuốc cho một lỗ khoan và vùng bị hại hay có nguy cơ bị mối tấn công.
Dầu trừ mối M – 4 1.2 SL
Dầu trừ mối M-4 được dùng để phòng trừ mối, bảo vệ nhà cửa, kho tàng, đền chùa, chuồng trại làm bằng gỗ, tre, nứa, lá … trong nhiều năm.
Thành phần:
Beta-Naphthol: 1.0 %;
Fenvalerae: 0.2 %;
Phụ gia: … đủ 100 %
Cách dùng:
Dùng 01 lít thuốc quét hoặc phun cho 4 – 7 m2 gỗ. Dùng chổi quét hoặc phun trực tiếp lên mặt gỗ, cây, bàn, ghế, giường, tủ hoặc cột nhà, kèo, mái nhà … Sau khi xử lý thuốc 3 – 7 ngày mới đánh vec-ni hoặc sơn.
Chú ý: Có thể phun vào chân tường gỗ hay chân tường nhà, hàng rào từ mặt đất lên 20 cm để phòng trừ mối đất.
Thuốc phòng mối đất nền PMS cho công trình xây dựng.
Hoạt chất chính: Na2SiF6 + ZnCl2 và các hợp chất phụ trợ có đặc tính ngăn chặn mối và côn trùng hại gỗ.
Quy trình xử lý thuốc:
Thuốc được xử lý đều trong hào phòng mối theo tiêu chuẩn TCXD: 204
Hào ngoài: 12 – 14 kg/m3 ( KT hào: rộng 0,5m; sâu 0,6m)
Hào trong: 12 – 14 kg/m3 ( KT hào: rộng 0,3m; sâu 0,4 m)
Mặt nền: Thuốc được rải trên nền công trình trước khi đổ bê tông.
Định mức: 0,7 – 1 kg/m2
Khi xử lý phòng mối cho công trình xây dựng mới cần thiết phải đo đạc và dự toán khối lượng cần thực hiện công tác phòng mối. Các công trình lớn cần có thiết kế chi tiết, để việc xử lý mối được tiến hành đồng bộ, liên tục và hoàn chỉnh cho toàn công trình thì việc phòng mối bảo vệ công trình mới đạt hiệu quả cao.
Việc tiến hành chống mối cần có kỹ thuật viên được đào tạo, tuân theo các quy trình quy phạm của Nhà nước và Bộ Xây dựng.
Đặc biệt lưu ý khi xử lý mối ở các khu vực Trung du, nơi hay có sự xói mòn đất… cần tăng cường thêm các biện pháp cứng để bảo vệ hàng rào phòng chống mối như: bê tông, lớp bảo vệ bằng gạch đặc…
PMS 100 bột BẢO VỆ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Chế phẩm PMS nhằm bảo vệ công trình trong sử dụng, ngăn chặn hầu hết trong hàng trăm loài mối hoạt động tại Việt Nam.
Phối hợp thuận tiện với các công đoạn xây dựng khác.
Không bị rửa trôi làm ảnh hưởng tới các khu vực khác
PMS xử lý được nhiều nền đất có cấu trúc khác nhau. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao cần có kỹ thuật viên chuyên nghiệp sử dụng.
* Lưu ý:
Cần tăng cường xử lý thuốc ở các vị trí xung yếu: khoang kỹ thuật, khe phòng lún, chân khuôn cửa, gầm cầu thang…
Các trung tâm lưu trữ, thư viện, kho tiền… có thể tăng định mức xử lý thuốc đến gấp 1,5 lần so với bình thường.
Khi nền đất có nhiều rơm rác hoặc mảnh Xenlulô, cần bổ sung thêm thuốc dung dịch tương đương như: Chlorpyrifos, Termidor…
Ngăn ngữa các loại mối xâm nhập công trình.
- Mối nhà – Coptotermes fomsanus có mặt ở nhiều nơi. Vùng Đông Nam Á cũng là nơi cư ngụ chính của loài mối này.
- Mối đất – Odontotermes hainanensis tuy không phá hoại mạnh công trình bằng mối nhà, nhưng loài mối này cũng hoạt động rất rộng tại Việt Nam.
Thuốc diệt mối Termifos 50EC thuốc trừ mối chuyên dụng cho công trình xây dựng
Thành phần: Chlorpyrifos Ethyl ……………………. 500 g/lít
Termifos 30EC là sản phẩm của Công Ty Sát Trùng Việt Nam. Thuốc dùng để :
-Trừ mối đất rất hiệu qủa.
-Phòng mối cho nền móng công trình xây dựng.
- Xử lý gỗ chống mối mọt, và trừ mối cho cây trồng.
Qui cách chai : 1 lít, 100ml
- Cách pha:
1/ Phòng chống mối:
Tùy thành phần và độ ẩm của đất tại khu vực xử lý mà tỷ lệ pha thuốc biến động trong khoảng 10-15ml thuốc/1lít nước. Thông thường pha 12ml thuốc/1 lít nước. Trung bình cần 3-5 lít dung dịch đã pha loãng/1m2. Nếu đất xốp, rỗng nhiều cần tăng lượng nước thuốc xử lý.
a/ Trước khi xây dựng:
- Tưới đều khu vực đổ móng với 5 lít dung dịch thuốc/m2.
- tưới đều mặt nền trước khi đổ hoặc lót sàn với mức 5 lít dung dịch đã pha/1m2
b/ Nhà cửa và công trình có sẵn:
- Khoan lỗ cách nhau 50 cm
- Bơm ép 3 lít dung dịch thuốc đã pha cho 1 lỗ khoan
2/ Phòng chống mọt:
- Xử lý chống mối mọt trên gỗ và vật liệu bằng gỗ : pha 40ml thuốc/ lít nước. Quét hay phun trực tiếp dung dịch lên vật liệu bằng gỗ.
- Xử lý gỗ xây dựng, trước khi chế biến: pha 10-12 ml thuốc/lít nước. Ngâm gỗ trong dung dịch thuốc trong vòng 30 phút.
3/Trừ mối cho cây trồng: pha 15ml thuốc/bình 8 lít
- Trước khi trồng: phun kỹ dưới đáy và quanh thành hố trước khi trồng cây.
- Sau khi trồng: đào rãnh sâu 5-8 cm quanh gốc và tưới 1-2 lít nước thuốc tùy tuổi cây. Nếu mối tấn công lên phần cổ rễ và gốc thân